Thứ Tư, 30 tháng 8, 2017

Tại sao Treo Chén (Huyền Chức) Linh Mục ? - Cong Giao Sharing





Giáo dân Viêt Nam vẫn quen nghe nói linh mục bị “treo chén” nhưng đúng hơn phải nói theo giáo luật là “bị rút năng quyền.”

Thứ Ba, 29 tháng 8, 2017

Linh mục hồi tục được phép kết hôn không ? -Cong Giao Sharing



Danh từ hồi tục được dùng để áp dụng cho những người đã lãnh nhận chức thánh (linh mục hay phó tế), nhưng vì lý do chính đáng, không còn được thi hành chức vụ thánh nữa. Trong danh từ đối thoại hằng ngày, một số gọi là: “ông cha/ thầy đó về lại đời (hoàn tục)” hay “ông cha/ thầy đó hết tu.”[

Thứ Hai, 28 tháng 8, 2017

Linh Mục được nhận bao nhiêu tiền xin Lễ ?- Cong Giao Sharing





Về tiền xin dâng một thánh lễ có bổng lễ (bổng lễ=missarum=mass  stipends), Giáo luật số 848 qui định: “ Khi ban các bí tích, thừa tác viên không được đòi thêm cái gì khác ngoài số tiền thù lao mà nhà chức trách có thẩm quyền đã ấn định; và phải cẩn thận đừng để những người nghèo không được lãnh bí tích vì lý do nghèo túng”.


Chủ Nhật, 27 tháng 8, 2017

Tác giả ca khúc Bờ Vai Giêsu được thụ phong Linh mục- Cong Giao Sharing





Những tâm tình dàn trải qua bao ca khúc trong hơn 5 tuyển tập  của cha Trần Tuấn như tuyển tập thứ nhất với tiêu đề Trần Tuấn, tuyển tập thứ hai ngài lấy tên là Tình người Linh Mục, hay hay tuyển tập thứ 3 : là Lặng,...Mỗi  tuyển tập ngài gởi gắm tâm tình qua hơn hơn 10 ca khúc trong đó. Phải chăng đó là thành quả trong suốt quãng thời gian tìm hiểu, chiêm niệm, cảm nếm đời tu từ những bước chậm chững trong ơn gọi linh mục trong những ngày đầu tập tành bước vào tìm hiểu đời tu là một chàng tu sinh nhiều điều ngỡ ngàng cho đến một người chủng sinh khi bước vào đại chủng viện Thánh Giuse Xuân Lộc để trao dồi những kiến thức về tu đức, triết học và thần học.

Và phải chăng đó cũng là thành quả qua suốt khoảng thời gian Lặng để nghe, nghe âm thanh thực của đời sống thực tại: nghe tiếng sóng, sóng xô,  hay nghe âm thanh từ nội tâm sâu thẳm nhờ Lặng, nghe tiếng sóng xô xô trong lòng, Lặng rồi nghe, nghe rồi nhận biết một bờ vai nương tựa, Bờ Vai Giê su , một bờ vai luôn đủ rộng để cho những ai tựa nương những đêm đông lạnh, bờ vai dịu êm để ai đó một khi hụt hẫng, khi thất vọng, khi con tim tê dại mà tựa nương.



Ngôn sứ Giêrêmia thưa với Giavê rằng “Ôi lạy Đức Chúa là Chúa Thượng, con đây còn quá trẻ, con không biết ăn nói” (Gr 1: 6). hay như Phê rô xưa đã phải thốt lên rằng: “Lạy Chúa, xin tránh xa con vì con là kẻ tội lỗi” . Hoặc giả như vị tông đồ dân ngoại phaolo  ví mình mong manh dễ vỡ như chiếc bình sành (2 Cr 4: 7b), làm sao có thể đảm đương được trọng trách thiêng liêng và cao cả trong thánh chức linh mục! Những cảm nhận ấy là đúng bởi con người thì yếu đuối, tội lỗi, nhỏ bé và giới hạn trước Đấng toàn năng, toàn thiện và vô hạn. Đó là lý do mà Cựu ước ghi lại sự run rẩy và khiếp sợ của con người mỗi khi đối diện với sự thánh thiêng của Thiên Chúa.

Đó cũng chính là tâm tình và thái độ mà linh mục nhạc sỹ trần tuấn đã bộc bạch chia sẻ trong thánh lễ mở tay tại quê nhà của mình vào ngày 27/8/2017 .Ngoài tâm tình tạ ơn và cầu nguyện cho chính mình, ngài cũng xin được mọi người cầu nguyện cho ngài để có thể trung thành với ơn gọi và sứ mạng Chúa trao với tính cách là linh mục. Ngài ý thức rõ ràng thiên chức linh mục như là “điều cao trọng” bây giờ đã được chứa đựng trong thân phận mỏng dòn của mình, dễ vỡ như chiếc bình sành mà thánh Phaolô nói trong thư thứ 2 gởi tín hữu corinto trong chương 4 câu 7.

Phải chăng Linh mục Trần Tuấn cũng đã từng rơi vào đêm tối đức tin trong hành trình ơn gọi của mình, để rồi ngài cũng được tựa nương vào một bờ vai vững chãi, thật dịu êm, bờ Vai Giê su để rồi vượt qua những hồi hộp, vui vui và lo sợ  khi được gọi dấn bước tiếp trên con đường ơn gọi của mình. Sợ để biết cậy trông, sợ để nhận biết sự giới hạn của mình nhưng sợ không có nghĩa là chùn bước thoái lui, bởi lẽ Giê rê mia, các tông đồ, hay thánh Phaolo xưa cũng nhiều lần rơi vào tâm trạng này... đặc biệt khi các ngài đối diện với sứ vụ thánh thiêng và cao cả được Thiên Chúa mời gọi và ủy thác, một sứ vụ không thể chu toàn bằng sức lực riêng của con người, mà phải dựa vào ơn Chúa. Đó là điều Chúa đã hứa. Giavê khích lệ Giêrêmia bằng cách che chở ông “Đừng sợ…, vì Ta ở với người để giải thoát ngươi” (Gr 1: 8); cũng bằng lời nâng đỡ như thế, Chúa Giê-su đã nói với Phê-rô “Đừng sợ, từ nay anh sẽ là người thu phục người ta” (Lc 5: 10b). Chính Chúa sẽ giúp các sứ giả của Chúa đủ sức chu toàn sứ mạng Ngài trao. Các ngôn sứ và cả cha Trần Tuấn dám tiến bước là dựa vào lời hứa này của Thiên Chúa.

Thánh Gioan Kim Khẩu, người đã phác họa rất khéo léo chân dung người linh mục như sau:

“Hỡi linh mục, ngài là ai?

Ngài không phải bởi ngài, vì ngài bởi hư vô,

Ngài không phải cho ngài, vì ngài là trung gian dẫn tới Thiên Chúa,

Ngài không thuộc về ngài, vì ngài phải sống cho một mình Thiên Chúa,

Ngài không phải là của ngài, vì ngài là tôi tớ của mọi người,

Ngài không phải là ngài, vì ngài là một Kitô khác.

Thế thì ngài là gì vậy? Chẳng là gì cả, nhưng lại là tất cả!”

Quả thật, Linh mục sẽ chẳng là gì nếu dựa vào chính mình và tha nhân mà ngài phục vụ sẽ chắng lợi gì nếu quy về chính mình; ngài sẽ là dụng cụ hữu hiệu của Chúa để sinh ích cho dân Chúa, nếu dựa vào chính Chúa.

Thư Do Thái cũng đã có những dòng diễn tả sâu sắc về người linh mục: “Quả vậy, thượng tế (linh mục) nào cũng là người được chọn trong số người phàm, và được đặt lên làm đại diện cho loài người, để dâng lễ phẩm cũng như của lễ đền tội. Vị ấy có khả năng cảm thông với những kẻ ngu muội và những kẻ lầm lạc, bởi vì chính người cũng đầy yếu đuối nên phải dâng của lễ đền tội cho dân thế nào, thì cũng phải dâng lễ đền tội cho chính mình như vậy. Không ai tự gán cho mình vinh dự ấy, nhưng phải được Thiên Chúa gọi…” (Dt 5,13).



Vì thế, mỗi lần dâng Thánh lễ là mỗi lần người linh mục cầu nguyện cho các linh hồn, cầu nguyện cho những nhu cầu vật chất và tinh thần của đoàn chiên trong xứ đạo; mỗi lần dâng Thánh lễ là mỗi lần người linh mục dâng những yếu đuối, tội lỗi của chính các ngài lên Thiên

Chúa, để được ơn Chúa gột rửa tâm hồn trở nên xứng đáng hơn; hay mỗi lần ngồi tòa giải tội, người linh mục cảm thông và tha thứ những lỗi lầm yếu đuối của giáo dân, đồng thời ý thức rằng mình cũng chỉ là thụ tạo đầy yếu đuối, nghèo nàn, thấp hèn và là công cụ của Chúa. Bởi vậy, “Linh mục tự bản thân, tinh thần cũng như vật chất, nhất là mặt tinh thần, luân lý và đạo đức: linh mục luôn là người bất xứng, thật sự rất nghèo nàn.”

Thứ Năm, 24 tháng 8, 2017

Lời dặn dò của Vị Giám Mục chủ chăn cho các Tân Linh Muc- Cong Giao Sharing





Chức linh mục thừa tác là quà tặng và mầu nhiệm. Linh mục là món qùa qúy giá Thiên Chúa trao tặng nhân loại. Trung thành với thiên chức và ơn gọi, Linh mục là món qùa nhân loại dâng tặng lại Thiên Chúa.


Thứ Tư, 23 tháng 8, 2017

Tại sao người Công giáo gọi Linh mục là Cha ?- Cong Giao Sharing





Trong Phúc âm theo thánh Matthêu, Chúa Giêsu đã nói, “Đừng xưng hô ai dưới đất là “Cha” của anh em, vì Cha của anh em chỉ có một, Cha ở trên trời.” (Mt 23,9) Nghe qua, ta thấy lời này có vẻ mâu thuẫn với thói quen của người Công giáo thường gọi các linh mục là cha. Ngay cả như thế, câu này cũng có vẻ như bảo chúng ta đừng nên gọi bố mình là “cha” và chỉ có Chúa là người duy nhất chúng ta có thể gọi là cha

Thứ Tư, 16 tháng 8, 2017

Suy gẫm về Thiên Chức Linh mục: Người Linh Mục trong thời hiện đại hóa ...





Ví như Tôn Tẩn đã nói răng: “Tri kỹ tri bỉ, bách chiến bách thắng” (Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng), thì linh mục chúng ta, trong cuộc chiến đấu vật lộn với đời, chúng ta cần phải biết chính mình.

Hôm nay, xin nói về vấn đề: “Linh mục, người là ai?”

Để đào tạo linh mục, Giáo Hội phải tốn bao nhiêu công sức và thời gian. Chúng ta là người trong cuộc, nhiều khi gần quá hóa quen, nên ít khi đặt lại vấn đề, ít khi xét lại để thấy căn tính của mình. Hôm nay, trong những ngày phòng ngắn ngủi này, chúng ta hãy dành một ít phút để suy gẫm về chính mình, rà soát lại xem thế nào là linh mục đích thực, và chúng ta đã sống thiên chức linh mục ấy thế nào.

Vậy, linh mục, người là ai?


Thứ Năm, 10 tháng 8, 2017

Người ta nói về Linh Mục như thế nào - Cong Giao Sharing





Đức cha Nguyễn Năng đã định nghĩa người linh mục thế này: “Linh mục là người của Thiên Chúa, nên ở giữa thế gian mà không thuộc về thế gian, không theo cách sống của thế gian. Linh mục có con đường riêng của mình, có lối sống riêng theo tinh thần Phúc Âm.” (Bài giảng sáng thứ Năm Tuần Thánh 2010). Hình ảnh người linh mục đã được âm nhạc và nghệ thuật khắc họa với nhiều ngôn từ khác nhau. Chẳng hạn có một bài thánh ca viết về người linh mục: “Là linh mục, con loan tin tình yêu, nhưng sao chim trời có tổ cáo có hang, còn tình yêu không nơi tựa đầu. Là linh mục, con biết làm chi, biết nói gì, dù chỉ là thân tôi tớ, dù chỉ là bình sành hay vỡ”; hay có những tác phẩm viết về người linh mục như: “Giáo hội cần linh mục nào”, “Linh mục là ai?” v.v…


Thứ Hai, 7 tháng 8, 2017

Chia sẻ: Là Linh Mục hay Đại Gia? - Cong Giao Sharing





Có thể nói được rằng ngày nay, 'linh mục quản xứ' là nhân vật được người ta nói đến rất nhiều. Qua truyền thông, truyền hình, sách báo, phim ảnh, dư luận... người ta tự do khen-chê những cái tốt cũng như những cái không tốt của ngài. Nhất là họ trưng ra những yêu sách, nhằm nắn ra một con người 'linh mục quản xứ lý tưởng' theo ý muốn của họ. Vì thế, có rất nhiều định nghĩa về một 'linh mục quản xứ lý tưởng' được nhập khẩu cũng như được cập nhật hoá liên tục hàng ngày:


Chủ Nhật, 6 tháng 8, 2017

Nhà thờ 129 tuổi Trung Lao ở Nam Định Cháy rụi trong đêm





Có ai ngờ? Ngôi nhà thờ một trăm hai mươi chín tuổi, ngôi nhà thờ chứng kiến biết bao chuyển vần của Giáo xứ Trung Lao và Giáo phận Bùi Chu, chỉ trong một đêm đầu tháng 8 yên bình, đã bốc cháy như một ngọn đuốc dữ dội. Không hẹn trước. Ai cũng biết sẽ đến ngày ngôi nhà thờ ấy không còn hiện diện, nhưng cách ra đi ấy đã bóp nghẹt bao trái tim người dân Trung Lao cũng như mọi người.

Ngọn lửa bùng lên, trùm lấy mọi thứ. Những xà, cột, kèo, vì,…bắt lửa rất nhanh (gỗ lim đã khô dầu sau hơn 100 năm nên bắt lửa rất nhạy). Nghẹn lại trong giây phút mà ai đó nói “mái sụp rồi”. Giống như giây phút một người gục ngã sau bao thời gian cố đứng vững. Biết bao nước mắt, biết bao nỗi đau thương, đến nỗi có người nói rằng “lấy nước mắt mà dập tắt ngọn lửa”. Nước mắt trong sự tiếc thương bao đời người của những thế hệ đi trước. Nước mắt trong sự tiếc nhớ những kỉ niệm tuổi thơ gắn với nơi đây của những người trẻ. Cả những nước mắt vì… sợ quá của những thế hệ mầm non. Nước mắt day dứt của những người con không hiện diện với quê hương lúc này. Tất cả người dân Trung Lao đều gánh chung một nỗi buồn trong đêm bàng hoàng này.